8 điều lưu ý đối với Việt kiều về nước mua nhà
8 điều lưu ý đối với Việt kiều về nước mua nhà, 71, Hữu Lợi, Đèn Led Quảng Cáo
, 09/12/2015 11:29:541. Chuẩn bị pháp lý cá nhân hay điều kiện được mua nhà tại Việt Nam
Người Việt Nam ở nước ngoài cần mang đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, nhân thân nếu có. Nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu kỹ xem mình có đủ điều kiện đứng tên chủ quyền BĐS hay không. Nhà đầu tư nên tham vấn cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để hỏi về vấn đề này.
Hiện nay, việc cấp giấy chứng nhận nguồn gốc người Việt thuộc thẩm quyền của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Sở Tư pháp các tỉnh, TP trực thuộc trung ương cấp cho người Việt Nam ở nước ngoài.
Kiều bào cũng cần quan tâm đến gói tư vấn chuyên biệt của doanh nghiệp BĐS trực tiếp bán sản phẩm cho mình. Nếu không thể chứng minh nguồn gốc là người Việt, kiều bào có thể chọn 2 giải pháp. Một là nhờ người thân đáng tin cậy đứng tên thay với điều kiện là phải có giấy tờ chứng minh việc đứng tên hộ. Tiền thanh toán, người mua là kiều bào nên thanh toán cho bên bán thông qua ngân hàng. Hai là nhà đầu tư chấp nhận mua nhà với điều kiện là người nước ngoài được quyền sở hữu 50 năm, sau đó sẽ được gia hạn thêm.
2. Chuẩn bị pháp lý của dòng tiền mua nhà
Nguồn tiền mua nhà được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam cần phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Kiều bào nên tham vấn lời khuyên và hướng dẫn từ ngân hàng và các tổ chức tài chính, tín dụng để có sự phối hợp tốt nhất. Kiều bào nên mua bằng nguồn tiền tự có thì tính an toàn sẽ cao hơn. Cần hạn chế vay để tránh những biến động về lãi suất. Khi thanh toán tiền, kiều bào nên thực hiện thông qua ngân hàng, vì đây là cơ sở quan trọng để chứng minh giao dịch.
3. Cẩn trọng với vấn đề pháp lý khi mua nhà
Kiều bào chỉ nên mua những BĐS đảm bảo minh bạch về mặc pháp lý, có chủ quyền (sổ hồng) hoặc cam kết về pháp lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu mua nhà tại các dự án khu dân cư, khu căn hộ thì phải tìm hiểu kỹ về pháp của lý dự án, thậm chí là xác minh uy tín, thương hiệu của chủ đầu tư trước khi "chọn mặt gửi vàng".
4. Cân nhắc loại hình BĐS cần đầu tư
Vì không thường xuyên có mặt Việt Nam và không tiện trong việc quản lý, giám sát tài sản, kiều bào chỉ nên lựa chọn những BĐS tạo ra giá trị gia tăng, có thể ở hoặc khai thác được qua hình thức cho thuê… Đối với loại hình BĐS này, lợi tức phát sinh từ tiền cho thuê, ngoài ra còn có yếu tố gia tăng giá trị theo thời gian. Lưu ý, vị trí của BĐS đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc gia tăng giá trị của suất đầu tư.
5. Tìm một đơn vị môi giới chuyên nghiệp hỗ trợ việc mua nhà
Vì đang từ môi trường nước ngoài có thị trường BĐS phát triển minh bạch chuyển sang thị trường BĐS mới nổi là Việt Nam, kiều bào không nên tự mình tiến hành các bước của giao dịch. Khi thực hiện giao dịch, kiều bào nên thông qua bên thứ 3 là sàn giao dịch BĐS có uy tín để đảm bảo quy trình mua bán an toàn. Đơn vị môi giới có thể cung cấp cho kiều bào thông tin về tình hình chung của thị trường nhà đất, giá cả, giá trị tài sản và kỳ vọng cũng như tham vấn sơ bộ về hợp đồng mua bán, các thỏa thuận chung.
6. Lưu ý BĐS hình thành trong tương lai
Điều 56 Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi quy định, chủ đầu tư dự án trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại bảo lãnh. Theo đó, nếu chủ đầu tư không thực hiện bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết, bên mua, bên thuê mua có quyền yêu cầu ngân hàng hoàn lại số tiền đã ứng trước và các khoản tiền khác theo hợp đồng đã ký kết.
Kiều bào nên chọn mua sản phẩm tại những dự án được các ngân hàng có tên trong danh sách bảo lãnh mua bán nhà đất đang xây do Ngân hàng Nhà nước công bố. Hiện có 33 ngân hàng được công bố thuộc diện này. Ngoài ra, kiều bào cũng cần phải chọn những chủ đầu tư có uy tín, được ngân hàng thương mại đủ điều kiện cam kết hợp tác để bảo vệ quyền lợi cho người mua nhà. Doanh nghiệp nào cam kết càng mạnh, được ngân hàng uy tín bảo lãnh thì độ an toàn sẽ càng cao.
7. Tìm người quản lý tài sản đáng tin cậy
Việc này nhằm mục đích để duy tu, bảo dưỡng BĐS và kiểm soát các vấn đề phát sinh. Nếu kiều bào có người thân ở Việt Nam, nên nhờ người thân quản lý trực tiếp. Trường hợp không có họ hàng, có thể thuê đơn vị khai thác và quản lý tài sản để đại diện. Nên duy tu, bảo dưỡng thường xuyên (tốt nhất là định kỳ) để tránh tình trạng tài sản nhanh xuống cấp vì ít được quan tâm.
8. Cần liên hệ một luật sư chuyên ngành tư vấn pháp lý từ xa
Luật sư sẽ hỗ trợ cho nhà đầu tư từ khâu soạn thảo hợp đồng, thương lượng thêm bớt các điều khoản (nếu cần thiết) với chủ đầu tư. Nếu có nhu cầu cho thuê, cũng cần có một hợp đồng cho thuê chặt chẽ, đúng luật. Trong trường hợp muốn bán tài sản trong nước, người Việt ở nước ngoài cần được luật sư tư vấn các quyền và nghĩa vụ tài chính cụ thể.
8 điều lưu ý đối với Việt kiều về nước mua nhà Kinh nghiệm mua sắm
Các bài viết liên quan đến 8 điều lưu ý đối với Việt kiều về nước mua nhà, Kinh nghiệm mua sắm
- 31/08/2016 Đánh giá khả năng vận hành Toyota Hiace 2016 1840
- 26/08/2016 Giá xe Nissan Livina X-Gear 1971
- 18/08/2016 Đánh giá ngoại thất Toyota Camry 2016 1740
- 08/06/2015 Cty CP SX Xây Dựng Hưng Long Phước với VIP MuaBanNhanh.com 2067
- 06/06/2015 Thiết kế website bán thật nhanh - banthatnhanh.net 2003
- 05/06/2015 Công ty cơ điện Cửu Long M.E với VIP MuaBanNhanh.com 1817
- 10/06/2015 Cty Tnhh Xuất Nhập Khẩu Vi Na Đại Việt với VIP MuaBanNhanh.com 1581